Đi ngoài ra máu là hiện tượng gì ?

Đi ngoài ra máu là hiện tượng mà ai trong đời cũng đã từng bị ít nhất một lần, hiện tượng này khá phổ biến hiện nay và thường do tổn thương hậu môn hoặc do một số bệnh lý gây nên. Bệnh đi ngoài ra máu là gì, những nguyên nhân gây nên đi ngoài ra máu cùng những tư vấn nên ăn gì để khắc phục bệnh sẽ được bác sỹ của phòng khám chuyên khoa giải đáp qua bài viết này.

Đi ngoài ra máu là hiện tượng gì ?


ĐI NGOÀI RA MÁU LÀ BỆNH GÌ

Đi ngoài ra máu là hiện tượng trong phân hoặc giấy vệ sinh có kèm theo máu và tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà máu có thể bắn ra thành tia hoặc theo từng giọt. Đại tiện ra máu có thể là biểu hiện của một bệnh nào đó thuộc nhóm bệnh hậu môn, trực tràng nhưng cũng có thể chỉ phát sinh tạm thời và không quá nguy hiểm.

NGUYÊN NHÂN ĐI NGOÀI RA MÁU

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu, có thể chia làm 2 nhóm chính:

Đi ngoài ra máu không phải bệnh lý: Đây là hiện tượng hậu môn bị tổn thương do có dị vật đâm vào, hoặc những người thường có quan hệ tình dục qua hậu môn khiến hậu môn bị tổn thương, khi đi đại tiện do rặn mạnh nên gây kích thích khiến vết thương bị rỉ máu.

Đi ngoài ra máu do bệnh lý: Phần lớn hiện tượng đi ngoài ra máu là biểu hiện của các bệnh lý xảy ra tại hậu môn, có thể kể đến một số bệnh thường gặp nhất gây chảy máu hậu môn là

Chứng táo bón: Táo bón là vấn đề khó chịu mà rất nhiều người mắc phải trong đời, bệnh có thể xảy ra đơn lẻ một số lần hoặc diễn ra với mức độ thường xuyên. Biểu hiện của táo bón là phân cứng, khô, khối phân to, rắn chắc, khó ra nên người bệnh phải rặn mạnh và lâu để đẩy phân ra bên ngoài, chính do rặn mạnh và sự ma sát của phân mà niêm mạc thành hậu môn bị rách gây ra chảy máu tươi.

Bệnh trĩ: Cũng có nguyên nhân chính từ chứng táo bón lâu ngày mà ra, bệnh gặp nhiều ở những người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu như nhân viên công sở, người lái xe, công nhân may mặc… Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc bệnh. Bệnh trĩ thường đi kèm với chứng táo bón nên người bệnh sẽ nhận thấy hậu môn bị chảy máu trong những lần đi đại tiện, nhất là trong thời kì cuối vì thành hậu môn suy yếu nên hiện tượng chảy máu có biểu hiện nặng hơn kể cả khi người bệnh không đi đại tiện.

Nứt kẽ hậu môn: Đi ngoài ra máu là triệu chứng đặc trưng của bệnh nứt kẽ hậu môn. Bệnh thường do chứng táo bón gây ra, do phân to và cứng nên người bệnh phải rặn mạnh khiến hậu môn sưng đau, phù nề nghiêm trọng, vùng da xung quanh hậu môn xuất hiện các vết nứt gây rỉ máu. Nếu không được điều trị kịp thời các vết nứt sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây loét hậu môn, viêm da, nhiễm trùng nghiêm trọng.

Polyp đại trực tràng: Đây là hiện tượng một khối u phát triển bất thường ở trong lòng ruột già, trên thành ruột hoặc bên ngoài thành. Đây thường là loại u lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể biến đổi thành ác tính. Bệnh thường có duy nhất một triệu chứng là đi ngoài ra máu tươi khá nhiều, một số khác có thể gặp phải hiện tượng đi ngoài phân lỏng, phân có màu đen.

Với bệnh Polyp hậu môn các bác sỹ thường khuyên người bệnh nên loại bỏ Polyp sớm để hạn chế nguy cơ bị ung thư và khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra. Hiện nay nội soi ống mềm đại trực tràng là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất trong điều trị bệnh polyp đại trực tràng. Một số trường hợp như polyp bị biến chứng hoặc xuất hiện đồng loạt được chỉ định phẫu thuật, thậm chí có thể phải cắt bỏ toàn bộ đại tràng, trực tràng của người bệnh nếu polyp mang tính di truyền theo gia đình và có nguy cơ cao phát triển thành ung thư ác tính.

Áp xe hậu môn: Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu do tuyến hậu môn bị nhiễm trùng, hình thành nên các rãnh mủ khiến người bệnh vô cùng đau nhức, khó chịu. Bệnh có thể gặp ở tất cả các đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Khi bị áp xe hậu môn người bệnh thường có các triệu chứng đặc trưng như sốt (do nhiễm trùng), người bị ớn lạnh, đi ngoài ra máu, trẻ nhỏ mắc bệnh thường quấy khóc nhiều, bỏ ăn, không chịu ngủ, hậu môn đau nhói, khó mặc quần áo hay ngồi lâu, vùng da xung quanh hậu môn sưng tấy, đỏ rát, xuất hiện các u nhú chứa mủ, chảy mủ.

Ung thư trực tràng-ung thư đại tràng: Đi ngoài ra máu đôi khi cũng là tín hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc một bệnh ung thư nguy hiểm ở khu vực hậu môn, trực tràng như ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, ung thư ruột, ung thư hậu môn… Triệu chứng của các bệnh này không dễ nhận biết, người bệnh có thể gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu, tuy nhiên lượng máu khá ít và thường dính vào phân, bị áp lực ở vùng bụng dưới, một số khác có hiện tượng đi tiểu nhiều hơn bình thường, khi nội soi xét nghiệm thấy xuất hiện khối u.

Viêm loét đại tràng: Bệnh có triệu chứng đặc trưng là thường xuyên bị bị đau bụng vào buổi sáng hoặc khi ăn các thức ăn lạ, đi đại tiện cấp, đại tiện xong thì hết đau bụng, phân lỏng, có lẫn bọt, dịch nhầy và một lượng nhỏ máu tươi. Bệnh gây ra rất nhiều phiền phức và bất tiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả lao động của người bệnh.

Kiết lỵ: Là một căn bệnh về tiêu hóa khá phổ biến, có biểu hiện là đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có mùi nặng, đau bụng và hậu môn, trong phân có lẫn máu tươi.

Để điều trị bệnh đi ngoài ra máu hiệu quả người bệnh cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này, từ đó mới có phương án điều trị phù hợp nhất. Một số bệnh nhẹ người bệnh có thể chỉ cần uống thuốc tại nhà theo đơn của bác sỹ, nhưng có những trường hợp nặng người bệnh phải nhập viện để được bác sỹ phẫu thuật hoặc trị liệu lâu dài.

Những người bị đi ngoài ra máu có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng như:

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày với mỗi người lớn. Nước giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.

http://dakhoaaua.vn/phi-1-ca-tieu-phau-cat-bui-tri-ngoai-gia-bao-nhieu-tien-1573.html

Hạn chế các đồ ăn dễ gây kích ứng như tiêu xay, ớt, rượu, bia, cà phê, nước có ga.

Không nên ăn nhiều thức ăn dầu mỡ như đồ chiên, đồ xào, rán… để hạn chế bị táo bón.

Uống mật ong và nghệ bột giúp hệ tiêu hóa của người bệnh trở nên khỏe mạnh hơn, giảm các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài ra máu, táo bón.

Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, nước ép hoa quả để bổ sung chất xơ giúp nhuận tràng.

Ăn khoai lang, sắn dây mỗi ngày một miếng để giảm nguy cơ bị táo bón.

Hạn chế những đồ ăn dễ gây tiêu chảy như thực phẩm lên men, đồ sống, gỏi, đồ ôi thiu hoặc nấu nhiều lần…

Bên cạnh đó người bệnh nên thường xuyên vận động mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng, không quan hệ bằng cửa sau, vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

Blog chuyên về sức khỏe: https://chuabenhbachbienodautot.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét